Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định phương pháp nuôi kết hợp lươn Monopterus albus với rau ngổ Enhydra fluctuans phù hợp nhằm góp phần giảm ô nhiễm nitrogen trong môi trường và tăng năng suất trong mô hình nuôi lươn và rau. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức (NT) với 3 hình thức nuôi khác nhau gồm: 1) kết hợp gián tiếp bằng cách hàng tuần sử dụng 100% nước từ bể lươn cung cấp cho bể rau (NT1_lươn, rau); 2) kết hợp trực tiếp lươn với rau trong cùng một bể (NT2_lươn+rau); và 3) nuôi lươn kết hợp rau theo hệ thống aquaponic (NT3_aqua.lươn, rau). Lươn (52 g/con) được bố trí với mật độ 1,5 kg/bể (9,4 kg/m3) và rể rau ngổ giống ban đầu là 1,0 kg/bể. Lươn được cho ăn thức ăn viên 2 lần/ngày theo nhu cầu. Thời gian thí nghiệm là 90 ngày. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu môi trường TAN (0,25-7,41mg/L), NO2- (0,27-1,91 mg/L), NO3- (31,28-57,69 mg/L), PO43- (8,54-9,83 mg/L), trong đó NT3 luôn thấp và ổn định hơn các NT còn lại. Tăng trưởng (0,124 g/ngày) và chiều dài (0,011 cm/ngày) của lươn cao nhất là ở NT2 nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các NT còn lại. Tương tự sinh khối rau ngổ ở NT3 là cao nhất 3,4 kg/m2 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với NT1 (1,8 kg/m2) và NT2 (0,98 kg/m2)...
CITATION STYLE
Tôn, T. H. T., Nguyễn, T. K., Đặng, N. M., Hải, T. N., & Nhân, H. T. (2021). Nghiên cứu nuôi lươn (Monopterus albus Zuiew, 1793) kết hợp rau ngổ (Enhydra fluctuans Lour) ở các hình thức nuôi khác nhau. Can Tho University Journal of Science, 57(3), 200–206. https://doi.org/10.22144/ctu.jvn.2021.102
Mendeley helps you to discover research relevant for your work.