Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề cập đến việc ứng dụng tư liệu ảnh viễn thám độ phân giải cao kết hợp với khảo sát thực địa để thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất. Kỹ thuật giải đoán bằng mắt tỏ ra phù hợp cho việc phát hiện vị trí các vết trượt lở đất dựa trên sự khác biệt về độ xám của ảnh, đặc biệt các dấu hiệu về sự thay đổi độ cao địa hình liên quan đến trượt lở cũng dễ dàng phát hiện nhờ chồng phủ ảnh vệ tinh lên mô hình số độ cao. Bản đồ nguy cơ trượt lở đất được thành lập bằng phương pháp Giá trị thông tin cũng được đề cập trong nghiên cứu này. Cuối cùng, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp kiểm chứng AUC cho đánh giá độ chính xác của mô hình nghiên cứu.
CITATION STYLE
Nguyễn, Đ. T., & Nguyễn, N. T. (2014). Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ nguy cơ trượt lở đất tại tỉnh Bắc Kạn. Tạp Chí Khoa Học Đo Đạc và Bản Đồ, (22), 37–44. https://doi.org/10.54491/jgac.2014.22.125
Mendeley helps you to discover research relevant for your work.